Site banner

Toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Thứ ba, 29 Tháng 4, 2025 - 23:38

Lịch sử đấu tranh Cách mạng xã Phú Đức (1930-2023)

Lịch sử đấu tranh Cách mạng xã Phú Đức (1930-2023)

CHƯƠNG IV

48 NĂM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 - 2023)

II. THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN CỦA ĐẢNG, ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  (1986 - 2010)

(tiếp theo kỳ trước)

 

Ngày 18-7-2005, Đảng bộ triệu tập Đại hội Đảng bộ lần thứ X nhiệm kỳ 2005-2010. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 13 ủy viên. Đồng chí Đào Văn Tư làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Nguyễn Thị Chín làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Đại hội đề ra phương hướng 2005 – 2010:

1. Kinh tế vườn: giữ vững diện tích vườn dừa 73 ha; đối với cây ăn trái: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư các loại cây có giá trị kinh tế cao, phấn đấu đến năm 2010 có 725/909 ha đạt từ 50 triệu/ha/năm trở lên.

2. Chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, giữ vững đàn heo, khôi phục đàn gia cầm, tăng đàn bò.

3. Mở các điểm gia công hàng tiểu thủ công nghiệp, xây dựng điểm du lịch sinh thái.

4. Tiếp tục thực hiện phương châm “nhà nước và Nhân dân cùng làm” xây dựng kết cấu hạ tầng, nhựa hóa, pêtông hóa các tuyến đường liên xóm, liên ấp.

5. Đảm bảo thu chi ngân sách theo đúng luật. Có dự án đề nghị ngân hàng cho vay vốn trung và dài hạn hỗ trợ sản xuất nông nghiêp, tiểu thủ công nghiệp.

6. Kiên cố hóa trường học. thực hiện tốt công tác phổ cập trung học cơ sở.

7. Tiếp tục cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phấn đấu đến quí I-2007, đạt chuẩn Xã văn hóa.

8. Tăng cường quốc phòng an ninh.

9. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Sau Đại hội, Đảng ủy tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết trong bối cảnh có nhiều khó khăn. Ngày 5-12-2006, cơn bão số 9 ập vào tỉnh Bến Tre làm cho nhiều nhà dân, cây trái bị ngã đổ. Tại Phú Đức, cơn bão đã làm sập 11 căn nhà, 152 căn nhà tốc mái, cây trái bị ngã đổ. Đảng bộ và Nhân dân Phú Đức đã khắc phục khó khăn, tiếp tục đưa kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Chính phủ đã hỗ trợ cho mỗi hộ dân có nhà bị sập 5 triệu đồng, nhà bị tốc mái 1 triệu đồng để sửa lại nhà. Bên cạnh sự giúp đỡ của nhà nước, các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn do cơn bão gây ra cũng tự vươn lên vượt qua khó khăn, ổn định nơi ăn ở, khôi phục sản xuất.

Trong 5 năm (2005-2010), nông nghiệp tiếp tục phát triển. Nhân dân cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh, xen canh, nuôi xen có chọn lọc, ứng dụng các chế phẩm sinh học làm tăng năng suất sản lượng cây trồng. Diện tích chôm chôm, nhãn long, sầu riêng giảm, người dân chuyển sang trồng cây ăn trái khác như bưởi da xanh, với 98,7 ha, chôm chôm các loại 162,59 ha, mận An Phước 40,5 ha, dừa 118,7 ha tăng 45 ha, ca cao trồng xen 127,7 ha. Mô hình 50 triệu/ha/năm có 541,7 ha, năng suất tăng lên, chiếm 60,82% so diện tích đất nông nghiệp. Thủy sản khai thác 76,8 ha diện tích mặt nước để nuôi tôm cá; trong đó, nuôi cá da trơn xuất khẩu 2,87 ha, ươm cá giống 1,45 ha. Có hộ được công nhận mô hình kinh tế trang trại.

Xã có 10 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tăng 4 cơ sở so với đầu nhiệm kỳ.

Thu nhập bình quân đầu người từ 5,2 triệu đồng (năm 2005) tăng lên 14,6 triệu đồng/người/năm (năm 2010), đạt 112,3% so với nghị quyết. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Năm 2009, tỷ trọng nông nghiệp còn 71%, tiểu thủ công nghiệp 3%, thương mại dịch vụ khoảng 26%. So với năm 2005, khu vực nông nghiệp giảm 3%, tiểu thủ công nghiệp xây dựng không tăng, thương mại dịch vụ tăng 3%.

Thu ngân sách hàng năm đều đạt chỉ tiêu của trên đề ra. Tổng thu ngân sách 5,749 tỷ đồng, tổng chi ngân sách 5,649 tỷ đồng.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng, xã nâng cấp, trải đá 0x4 các tuyến đường liên ấp, xóm chiều dài 6.070m đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, bê tông hóa 1.150 mét lộ liên ấp, xây dựng 3 cầu bê tông, 01 cống liên ấp. Xã được quan tầm đầu tư, xây dựng mới Hội trường UBND xã, trạm y tế, nhà văn hóa, đền thờ liệt sĩ, trụ sở ấp Phú Xuân, Phú Long, xây dựng nhà lồng chợ Phú Đức, Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản hơn 1,8 tỷ đồng.

Mạng lưới điện phủ kín địa bàn, đưa tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 97,72% so với tổng số dân. Điện thoại có 2.438 máy, bình quân 27 máy/100 dân, đạt 284% so Nghị quyết.

Công tác giáo dục đạt kết quả tốt. Xã đầu tư xây dựng nâng cấp 9 phòng học, nhiều công trình phụ. Chất lượng dạy và học được nâng lên, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đầu cấp đạt 100%.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” ngày càng lan rộng. Cuối năm 2008, Phú Đức có 8/8 ấp được công nhận ấp văn hóa sức khỏe, 3/8 đạt tiêu chí ấp văn hóa, nơi thờ tự văn minh và chợ văn hóa. Phong trào thể dục thể thao phát triển khá. Có 2.130 người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, 758/2040 hộ được công nhận gia đình thể thao và 57 nhóm sở thích. Ngày 05-12-2008, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Quyết định số: 2399/QĐ-UBND công nhận xã Phú Đức đạt danh hiệu xã văn hóa.

Đảng bộ, chính quyền quan tâm thực hiện chính sách an sinh xã hội. Xã đã xóa được 148 hộ nghèo, còn 188 hộ, chiếm 9,21% tổng số hộ trên địa bàn. Trong 5 năm, đã xây dựng và bàn giao 17 căn nhà tình nghĩa, 62 căn nhà tình thương, tổng giá trị 1 tỷ 107 triệu đồng.

Công tác xây dựng Đảng được quan tâm thường xuyên. Bên cạnh việc lãnh đạo thực hiện đổi mới chỉnh đốn Đảng, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, quán triệt đường lối chủ trương của Đảng. Đảng bộ triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ đảng viên và Nhân dân. Trong 5 năm, đã phát triển 66 đảng viên mới, đạt và vượt 132% chỉ tiêu Nghị quyết. Đảng viên trong lực lượng vũ trang 26,6%, lực lượng dự bị động viên đạt 25% biên chế.

Ngày 21-02-2008 Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bến Tre ban hành Hướng dẫn số 14-HD/TC “về việc thành lập chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn”, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 57-KH/HU, ngày 21/02/2008 về việc “tổ chức thành lập chi bộ cơ quan xã, thị trấn”, ngày 17-3-2008, Đảng ủy ban hành Quyết định số 111-QĐ/ĐU về “thành lập chi bộ Cơ quan xã Phú Đức”, nâng tổng số chi bộ trực thuộc Đảng bộ có 12 chi bộ. Chất lượng sinh hoạt và phương thức hoạt động của các chi bộ cùng năng lực của cấp ủy được nâng lên, 12/12 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh. Đảng bộ được Huyện ủy đánh giá Đảng bộ vững mạnh tiêu biểu 3 năm liền (2008 – 2010). Đảng bộ đã đề nghị về trên tặng Huy hiệu 30, 40, 50, 60 tuổi Đảng cho 22 đồng chí. Thực hiện tốt việc tổ chức đổi thẻ đảng cho đảng viên theo sự chỉ đạo của trên.

Trong 5 năm, đã đưa đi đào tạo đại học 11 đồng chí, trung cấp chính trị 14 đồng chí, trung cấp chuyên môn 11, tin học trình độ A có 12 đồng chí, đưa nhiều cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do tỉnh, huyện tổ chức.

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã được củng cố kiện toàn, ngày càng đi sâu vào chức năng nhiệm vụ. Cơ chế một cửa được thực hiện, giảm bớt phiền hà, ách tắc trong Nhân dân.

Các đoàn thể được củng cố, phát triển. Hội Nông dân có 1786 hội viên, Hội Phụ nữ có 2070 hội viên, Đoàn thanh niên có 368 đoàn viên. Hội Liên hiệp Thanh niên có 416 hội viên. Công đoàn cơ sở có 32 công đoàn viên.

Qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Phú Đức có nhiều bước chuyển trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Mô hình sản xuất kinh tế hiệu quả cao còn ít. Kinh tế tư nhân cá thể được khuyến khích nhưng số lượng còn ít, quy mô còn nhỏ. Công tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, còn tình trạng tái nghèo. Năm 2009, Cầu Rạch Miễu hoàn thành, đưa vào sử dụng; hương lộ 175 đi qua xã được đầu tư, nâng cấp mở rộng thành tỉnh lộ 883 đã tạo sự phấn khởi trong Nhân dân, mở ra nhiều cơ hội cho Phú Đức tiếp tục đầu tư phát triển. Đảng bộ và nhân dân Phú Đức bắt tay vào xây dựng nông thôn mới.

(còn tiếp)

Ban chấp hành Đảng bộ xã Phú Đức